Nhiều người còn e ngại đi xe buýt do chờ xe lâu hoặc đi nhầm xe, nhầm chiều.
Hiện nay, xe buýt ở Hà Nội khá sạch sẽ, giờ bình thường đi lại khá đúng giờ. Để giúp người đi xe buýt được nhanh chóng và thuận tiện, chúng tôi chia sẻ một số kinh nghiệm sau:
1. Chọn lộ trình phù hợp sao cho:
* Quãng đường càng ngắn càng tốt. Ví dụ: từ Quang Trung (Hà Đông) đi Xuân Thủy có thể chọn xe 33, 27 thì đi 33 sẽ nhanh hơn do quãng đường ngắn hơn.
* Càng chuyển ít xe càng tốt. Ví dụ: từ Quang Trung (Hà Đông) đi Xuân Thủy có thể chọn xe 33; hoặc đi số 2 hoặc số 1 hoặc 21A xuống Công ty Giày Thượng đình chuyển 29, đi 29 qua bến xe Mỹ Đình thì xuống đổi 34 hoặc 16 thì đi 33 sẽ nhanh hơn do đổi ít xe hơn.
* Cùng điểm xuất phát có thể chọn đi được nhiều xe. Như vậy xe nào đến trước ta đi xe đó. Như ví dụ trên đoạn từ Quang Trung (Hà Đông) đến Công ty Giày Thượng đình có thể chọn ít nhất 1 trong 4 xe là 1; 2; 27; 21A.
2. Chọn loại xe buýt phù hợp:
* Hiện nay, Hà Nội đã có xe buýt điện với nhiều ưu điểm: sạch sẽ, lịch sự, an toàn cho người già và trẻ em vì dừng đỗ rất cẩn thận, và không ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, số lượng xe còn ít nên số điểm đi còn hạn chế. Chú ý: sử dụng được vé tháng và vé cho người cao tuổi trên xe buýt điện.
* Một số tuyến chuyên đi sân bay với ưu điểm sau khi qua cầu thì chạy thẳng không dừng tới sân bay.
3. Chọn chiều đi, cách hỏi đường:
* Ở biển báo mỗi điểm đỗ đều có chiều xe chạy, cần chú ý để không nhầm chiều. Trong biển dưới đây nếu thấy 01 - BX Yên Nghĩa - BX Gia Lâm tức là xe xuất phát từ BX Yên Nghĩa và đi BX Gia Lâm. Ở chiều ngược lại sẽ ghi 01 - BX Gia Lâm - 01 - BX Yên Nghĩa.
* Nếu cần hỏi đường hãy hỏi người cùng chờ xe trong lúc chờ xe, đừng lên xe rồi mới hỏi. Khi hỏi nên hỏi người lớn tuổi hơn người trẻ tuổi bới vì nhiều bạn sinh viên chỉ phụ thuộc vào bản đồ chứ không biết đường phố như người lớn tuổi đâu.
web Ở đâu .info (www.odau.info) đã có chỉ dẫn lộ trình, điểm đỗ của nhiều tuyến xe bus ở Hà Nội và tàu điện Cát Linh - Hà Đông là nguồn tham khảo giúp bạn đi lại bằng xe buýt thuận tiện hơn.